Wednesday, December 30, 2020

Sùi mào gà có chữa dứt điểm được không

 Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Phạm Thị Xuân Minh - hình ảnh sùi mào gà Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường sinh dục thường gặp trong cộng đồng. Bệnh sùi mào gà khiến nhiều người lo lắng về khả năng tự khỏi cũng như khả năng điều trị dứt điểm của bệnh.

1. Bệnh sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất. Tác nhân gây bệnh là do một loại virus có tên là Human Papiloma Virus (HPV). Tổn thương cơ bản do virus này gây ra là các sẩn nhỏ màu hồng nhạt hoặc bề ngoài trông giống như súp lơ, ban đầu có thể chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc có thể tiến triển thành đám lớn.

Các sang thương thường gặp tại những vị trí ẩm ướt của vùng sinh dục, ở âm hộ, âm đạo, đáy chậu và cổ tử cung ở nữ; ở quy đầu, thân dương vật, da bìu và hậu môn ở nam. Đôi khi sang thương cũng có thể nhiễm ở miệng, hầu họng nếu quan hệ tình dục đường miệng với người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, mọi biểu mô của tổn thương sùi mào gà bong ra đều có chứa HPV, do vậy HPV còn có thể lây truyền dễ dàng và gây bệnh trên da, niêm mạc có tiếp xúc trực tiếp với sang thương.

Bệnh sùi mào là một trong những bệnh lây qua đường tình dục thường gặp nhất

2. Sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

Nhiều bệnh nhân mắc sùi mào gà thường do dự trong điều trị, do những thắc mắc về việc sùi mào gà có tự khỏi hay không. Các chuyên gia da liễu cho biết đối với bệnh sùi mào gà nếu người bệnh không cảm thấy khó chịu thì có thể không cần điều trị; thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu nếu người bệnh cảm thấy ngứa, rát, hoặc không tự tin thì nên đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để căn bệnh này, và càng không thể tự khỏi nếu không điều trị.

Giải pháp tốt cho điều trị hiện nay là đốt các sang thương bằng laser CO2 hay đốt điện, tác động trực tiếp vào sang thương trên bề mặt da, niêm mạc. Tuy nhiên, do bản chất bệnh gây ra bởi virus, đồng thời các phương pháp đốt này chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus nên sau đó các sang thương cũng dễ phát triển trở lại. Theo đó, người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi hoàn toàn không thấy sang thương mới, tối thiểu trong thời gian ủ bệnh là lên đến 8 tháng. Sau 8 tháng mới có thể đánh giá được có chữa dứt điểm sùi mào gà hay chưa.

Ngoài các phương pháp trên, các sang thương do mào gà cũng có thể giải quyết được với chấm dung dịch trichloactic acid, dung dịch podophyllotoxine 20 - 25% và chỉ áp dụng đối với các tổn thương sùi mào gà ở âm hộ, âm đạo, không được bôi lên các nốt sùi ở cổ tử cung hay trong lỗ hậu môn, vì không kiểm soát được mức độ tổn thương loét niêm mạc do thuốc https://suimaoga.webflow.io/